Khu Lăng mộ đá cổ bị quên lãng ở Bắc Giang

Khu Lang Mo da toa lac tai vi tri rat dep

Kỳ vĩ và bí ẩn Khu Lăng mộ đá

Một ông Quận công họ La, mà dân bản địa vẫn quen gọi là La Quý Công (thời Lê Trung Hưng) kiêu hãnh, kỳ công xây dựng cho riêng mình một khu lăng mộ bằng đá từ năm 1729, nghĩa là nó còn xuất hiện trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Cố đô Huế. Dù vào buổi sáng ánh nắng chói chang hay lúc hoàng hôn thì khu lăng này vẫn mang một vẻ tĩnh mịch, bí ẩn đến lạnh người.

Tư vấn, xây Lăng mộ đá tròn đá xanh tự nhiên, nguyên khối đẹp, cao cấp nhất hiện nay

Quần thể lăng đá Dinh Hương rộng gần 3ha, gồm 2 phần chính là phần mộ táng và phần thờ tự. Phần mộ táng hình vuông, diện tích gần 100m2 có tường vây bằng đá ong cao 1,9m. Mặt trước trổ 3 cửa vòm cuốn tò vò. Trước mộ đặt hai võ sĩ dắt ngựa đứng chầu, đối diện nhau qua đường Thần Đạo. Hình ảnh những võ sĩ dắt ngựa oai nghiêm, phong thái như để xua đi bao tà ma bảo vệ giấc ngủ ngàn thu cho ông quan họ La. Hình ảnh đó cũng làm chúng tôi liên tưởng tới những tượng người – ngựa bằng đất nung bên Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.

Sang đến phần thờ tự, 7 bậc bằng đá ong cổ kính để lên ngai thờ bằng đá xanh rất đặc sắc. Hai người hầu và hai con nghê chầu bằng đá, có kích thước nhỏ nhắn, hoa văn rất độc đáo. Một điểm nhấn tinh xảo khác của lăng đá này có thể nói đến nghệ thuật chạm khắc công phu hai con nghê đá, hai con voi đá ngồi cỡ lớn, phục đối diện nhau qua đường Thần Đạo.

Xây dựng Khu Lăng mộ đá Rộng 5,50 x 5,30m tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Nghê được trạm trổ với những vẩy lớn xếp lợp lên nhau, trên nền vẩy cuộn những ngọn mây lửa, sống lưng có mép răng cưa, trên đó lại có những cụm xoắn ốc nổi cao. Gần đó còn có hai bàn thờ đá hình chữ nhật, cao khoảng gần 1 m, khối đặc, chạm trổ giả bàn thờ thật. Xung quanh mặt bàn khắc văn kỷ hà lồng móc vào nhau đăng đối. Một nét độc đáo của nghệ thuật chạm khắc ở Lăng Minh Hương là tả thực với khuynh hướng tự nhiên hóa. Tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc, cứng cáp, giống như thật và tỉa tót một cách công phu.

Xây Lăng mộ đá xanh rêu Đẹp tại nghĩa trang Mả Vừa – H. Đông Hưng, Thái Bình

Quên lãng và hoang phế

Trên khuôn mặt của một võ sĩ cầm dùi đồng đứng canh ngoài cổng đã xuất hiện một miếng xi-măng gắn vào, làm biến dạng hoàn toàn so với nét ban đầu. Theo người dân địa phương thì hiện tượng này đã xảy ra cách đây 5 năm, do một số kẻ xấu vào lăng phá phách. Đó cũng là kết quả của việc không có người trông coi thường xuyên và tường, cổng của lăng cũng chẳng có. Sau khi sự việc xảy ra, người dân chung quanh đã báo lên các cấp chính quyền. Nhưng sự việc đã được giải quyết hết sức qua loa. Người ta cảm thấy khuôn mặt võ sĩ đá này chẳng có ý nghĩa gì, nên đành gắn tạm một miếng xi-măng to tướng để thay thế.

Xây Mộ đá đẹp kiểu Mộ Tam Sơn cổ không mái kích thước 211 x 117cm

Bò vẫn cứ nhởn nhơ lang thang, gặm cỏ trong lăng. Trẻ con trong làng rủ nhau ra đây chơi đùa, nghịch ngợm, lấy phấn, ngói vẽ nhằng nhịt lên đầu, mình những võ sĩ dắt ngựa bằng đá. Chúng còn tô điểm lên đầu, mình những con nghê, voi đá đủ thứ hình thù quái dị. Phần mộ táng được xem là nơi linh thiêng nhất, thì hiện nay đang bị những loài cây dại bao phủ. Bàn thờ đá đã bị trẻ nhỏ biến thành những bàn đánh cờ, vẽ bậy. Những con vật, tượng đá hoen ố, thâm mốc theo thời gian. Nét chạm khắc tinh xảo trên đá đang mờ dần đi, thậm chí có tượng đá đã bắt đầu xuất hiện vết rạn nứt.

Mẫu Mộ Đá đẹp, Mộ Đá 3 mái cao cấp Đá Mỹ Nghệ Quang Trung Ninh Bình năm 2020

Ông Lê Vũ Mạnh; Trưởng phòng Văn hóa xã Đức Thắng, cho biết: “Trải qua nhiều thế kỷ, tường bằng đá ong cũ đã bị hư hỏng nặng, cộng thêm vào đó là sự phá hoại của chính người dân, trâu bò gần đó…”. Do không tìm được đá ong cổ, cùng số kinh phí quá ít (gần 40 triệu đồng tu bổ lăng) nên chỉ đủ xây một cái tường gạch ngăn trâu bò vào phá phách, mà nó còn đang bị bỏ dở và cũng chẳng có cổng.

Tổng hợp Những Mẫu Mộ đá Đôi đẹp – Mộ đá ĐẸP Quang Trung năm 2020

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG NINH BÌNH