LĂNG MỘ ĐÁ Quang Trung – Thiền là gì? Tại sao Thiền có thể cải thiện sức khỏe

Mộ đơn đá xanh rêu khắc rồng rất chi tiết và tinh xảo

LĂNG MỘ ĐÁ Quang Trung Thiền là gì? Tại sao Thiền có thể cải thiện sức khỏe
Có rất nhiều khái niệm chỉ ra Thiền là gì nhưng cách giải thích của chúng không hề mâu thuẫn nhau vì tất cả đều hướng về sự tập trung trong tâm trí.
    Thiền ngày nay như là sự cứu cánh để mọi người giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn nhưng ít ai tìm hiểu thực sự khái niệm Thiền là gì?
 

Thiền là gì?
 

Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) Con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà Thiền Phật giáo gọi là samatha (Thiền chỉ). Vậy Thiền là gì?

Từ trước đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra để định nghĩa về Thiền, và cũng có nhiều cách ngồi Thiền khác nhau. Trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Thiền, tiếng Pali là bhavana, dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm.   Dưới góc độ Yoga thì Thiền được gọi là “Dhyana” nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ.   Theo J. Krishnamurti (tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng của Ấn Độ): “Thiền không phải là phương tiện. Nó là cả hai: phương tiện và cứu cánh. Thiền là một điều phi thường. Nếu có bất cứ một sự bắt buộc, cố gắng bắt tư tưởng phải tuân thủ, bắt chước, thì Thiền sẽ là một gánh nặng”.
  Theo từ điển tiếng anh Oxford, Thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặng để cho tâm của người thực hành an tịnh. Còn từ điển Merriam-Webster thì đưa ra hai định nghĩa khác nhau: thứ nhất, Thiền là ngâm mình trong sự trầm tư mặc tưởng hay sự phản tỉnh; thứ hai, Thiền là tham dự vào việc luyện tâm (như tập trung vào hơi thở hay trì tụng một câu thần chú lặp đi lặp lại nhiều lần) với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao.   Và theo từ điển Cambridge, Thiền là hoạt đông hướng sự tập trung của bạn vào một đối tượng (có thể là một hoạt động mang tính chất tôn giáo hoặc một phương thức nào đó để được trầm tĩnh và buông xả).

Tham khảo: Thiền – phương pháp rèn luyện thân thể hiệu quả theo khoa học     Nói chung, tất cả những định nghĩa này đều mang cùng một ý nghĩa: đó là sự nỗ lực hết mình để ràng buộc tâm vào một điểm duy nhất vì dường như người ta không có khả năng tập trung vào hai đối tượng trong cùng một thời điểm.   Người có Thiền chứng là người không bị dính mắc đối với mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc đời, không động tâm đối với tất cả các pháp thế gian và xuất thế. Có thể nói, lúc nào và ở đâu tâm ta thanh tịnh mà thường biết, ta sẽ có kinh nghiệm trực tiếp Thiền là gì? Như vậy, Thiền nằm trong mọi sinh hoạt thường nhật, rất đơn giản, rất thực tế và rất gần gũi với cuộc sống – con người.   Dựa trên ý nghĩa này, Thiền không nhất định mang ý nghĩa tôn giáo. Mà đúng hơn, Thiền là một phần tri nghiệm tự nhiên của con người chúng ta, và nó có thể được dùng làm phương thuốc trị liệu để gia tăng sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễn dịch trong con người chúng ta.   Nhắc đến Thiền, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc ngồi Thiền. Tuy nhiên, việc thực tập Thiền còn bao gồm nhiều hoạt động khác như Thiền hành (thực tập Thiền khi đi bộ), nằm Thiền (thực tập Thiền ở tư thế nằm)…   Có hai pháp thực hành Thiền là Thiền định (samatha bhavana) và Thiền quán (vipassana bhavana). Mỗi phương pháp Thiền đều có cách thức thực hành chung là giữ cho tâm trí tập trung hoàn toàn vào việc mình đang làm. Bởi các suy nghĩ, vọng tưởng là thứ luôn tự động phát sinh trong đầu chúng ta.     

Lợi ích cơ bản của Thiền
 

Nhiều người đi khám chữa không rõ bệnh gì nên không thể có phương pháp điều trị phù hợp cho đến khi họ tìm đến Thiền. Họ không biết rằng stress là nguyên nhân chính khiến chúng ta bị tổn thương, là nguyên nhân gây bệnh và Thiền là một phương pháp điều trị tâm, giúp tâm an ổn, đỡ tán loạn. Khi tâm đã an thì con người ta sẽ nhìn nhận mọi sự việc dưới con mắt sáng suốt, lạc quan hơn.   Từ tinh thần tốt như vậy, cơ thể bạn cũng tự nhiên khỏe mạnh, ngăn cản phần nào sự phát triển của các mầm mống gây bệnh trong người. Do vậy, người thực tập Thiền đúng phương pháp sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong sức khỏe. 

1. Thiền giúp bạn dễ dàng sinh con hơn

  Những bà mẹ mang thai tập Thiền sẽ làm cho việc sinh nở dễ dàng hơn nhiều. Đặc biệt đối với phụ nữ muốn mang thai, Thiền sẽ làm tăng cơ hội thụ thai. Nó giúp bạn điều hòa các chuyển hóa nhịp nhàng trở lại, về gần với trạng thái tự nhiên nên có của cơ thể.  

2. Thiền giúp giảm huyết áp

  Thiền có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong, đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người bị bệnh tim. Điều này là vì Thiền làm giảm huyết áp và thay đổi các yếu tố stress tâm lý khác. Cùng với đó, nó làm giảm nguy cơ trầm cảm, chết sớm và thậm chí là Alzheimer. Nó làm tăng sức mạnh kiểm soát cảm xúc lên và xuống. Khi Thiền định nhịp tim sẽ hạ thấp xuống, và bạn luôn bảo trì một trạng thái ổn định.

3. Thiền giúp cải thiện khả năng miễn dịch

  Khi bạn Thiền định một cách thường xuyên, bạn sẽ thở sâu hơn và nhận được nhiều ôxy hơn, cơ thể bạn cũng sẽ được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe, bạn sẽ cải Thiện được khả năng miễn dịch của cơ thể.  

4. Thiền giúp giảm sự căng cơ

  Khi bạn tập trung vào nhiều khu vực trên cơ thể qua hơi thở có kiểm soát, tâm trí bạn sẽ giúp cơ thư giãn. Kỹ thuật này được goi là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến có thể được sử dụng khi bắt đầu buổi Thiền để làm căng và thư giãn cơ qua cơ thể với chánh niệm và có chủ đích.  

5. Thiền giúp giảm stress

  Những người tập yoga và Thiền sẽ cải thiện tăng cường khả năng phục hồi và sử dụng năng lượng ty thể. Quá trình này dẫn tới tăng cường hệ miễn dịch cũng như đối phó với stress. 
 

6. Thiền giúp bạn ngủ ngon

  Quá nhiều suy nghĩ trong đầu khiến chúng ta không thể có một giấc ngủ sâu. Thiền giúp ta tĩnh tâm, là phương thuốc tự nhiên tốt nhất để điều trị giấc ngủ bị rối loạn. Tham khảo: 9 điều nên nhớ để tĩnh tâm tự tại
 

7. Thiền giúp chữa khỏi bệnh đường hô hấp

  Những vấn đề khi bạn Thiền định là bạn thở chậm và đều đặn. Điều này có nghĩa bạn đang hít ôxy nhiều hơn vào hệ thống hô hấp của bạn, nó rất có lợi cho những người bị rối loạn hô hấp.
 

8. Thiền giúp cải thiện trí nhớ của bạn

  Những người thực hành kiểu Thiền này dường như thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ trong đó họ được yêu cầu đưa ra những ý tưởng mới theo cách sáng tạo. Thiền giúp cải thiện sự tập trung, giúp bạn sẽ suy nghĩ vấn đề chuyên nhất. Bên cạnh đó, căng thẳng là nguyên nhân chính của trí nhớ kém và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, được thư giãn và Thiền định thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện năng lực trí tuệ.

9. Thiền giúp kiểm soát sự tức giận 

  Tức giận có hại cho sức khỏe của bạn. Khi bạn tức giận tế bào thần kinh bị phá hủy và huyết áp cũng tăng lên, cơ thể huy động dự phòng giống như sẵn sàng chiến tranh, vì thế mà các dưỡng chất bị cạn kiện, nhiều loại độc tố được sinh ra khiến cho bạn dễ bị lão hóa. Nhưng bạn có thể kiểm soát tức giận nếu bạn Thiền định thường xuyên.

10. Thiền giúp trẻ hóa não bộ 

  Các nhà khoa học cho rằng, Thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài thân thể, trên là da, mà là trong bộ não của bạn. Nó giúp tế bào não phục hồi các thương tổn. Điều này có thể thấy qua việc phân tích hình ảnh chụp não của những người Thiền định.   Kate Nguyễn

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG NINH BÌNH