LĂNG MỘ ĐÁ Quang Trung Giải tỏa stress bằng cách thử tập định tâm vô cùng đơn giản, hiệu quả
Hãy thực hành và tập định tâm thường xuyên mỗi ngày vì việc này không hề tốn thời gian mà mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho sức khỏe cũng như trí lực của bạn.
Tâm định là một yếu tố rất quan trọng để giải tỏa căng thẳng, stress và Thiền hay Tâm định là hành vi tập trung sự chú ý của bạn vào một thứ – hơi thở của bạn hoặc một hình ảnh hay cụm từ về tinh thần – và đó là lúc bạn nương nhờ sự an tịnh để giảm bớt căng thẳng của não bộ, phát triển tâm linh, giúp con người hiểu thêm về giá trị cuộc sống. Quá trình này khá đơn giản. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy không thoải mái và khá vô nghĩa. Tâm trí chuyển từ suy nghĩ này qua suy nghĩ khác để đến giai đoạn nghỉ ngơi bằng cách tập trung vào hình ảnh ban đầu.
Nhưng kết quả đem lại có thể rất lớn về tâm lý và thể chất. Thiền định tập trung vào bạn, bạn càng sử dụng nhiều thời gian để tịnh tâm, bạn càng cảm thấy cân bằng ngay cả khi bạn không ngồi thiền. Đó là những lợi ích lớn nhất mà thiền định mang lại.
Tham khảo: Thiền là gì? Tại sao Thiền có thể cải thiện sức khỏe
Thử tập định tâm
Để tâm không dễ bị dao động và phân tán bởi các đối tượng xung quanh, cũng như thoát ra khỏi cơn vọng tưởng trong đầu, ta cần phải tập định tâm.
Ngồi yên ở một nơi hoàn toàn yên tĩnh và thật an toàn, đem toàn bộ tâm ý chuyên chú vào một điểm nào đó trước mặt, cách chỗ ngồi chừng 1-2 mét. Đó có thể là một hạt sỏi, một chiếc lá, một vết bẩn trên tường, hay một ngọn nến….
Tiếp theo đó, dồn hết sự chuyên chú vào đối tượng đã chọn và cố gắng “xóa mờ” mọi đối tượng xung quanh. Nếu tâm vẫn còn bị thu hút ra ngoài thì chỉ nên nhìn xuống, cách chỗ ngồi chừng vài gang tay, thay vì nhìn thẳng.
Một cách hay hơn nữa là hãy chú ý vào một bộ phận nào đó trên gương mặt, như là đầu chóp mũi, nhân trung – phần kết nối giữa đầu môi và chân mũi – nhưng đừng chọn phần trán vì khi dồn sự chú ý vào đó sẽ dễ bị chóng mặt tay nhức đầu. Với những đối tượng ở trên ta hay trong ta, nên nhắm mắt lại và dùng tâm định vị.
Tham khảo thêm: Khi 12 cung hoàng đạo tìm tới Thiền để cứu cánh cho cuộc sống Các bậc tu luyện xưa nay thường chọn hơi thở để rèn luyện sự định tâm. Có lẽ vì nó rất tinh tế, khó nắm bắt ở bên trong ta; nhưng có lẽ vì nó là “sợi dây” kết nối quan trọng với nguồn sống và sức khỏe trong ta, như ảnh hưởng trực tiếp tới nhịp tim và huyết áp. Hơn nữa, hơi thở luôn có sẵn trong ta.
Có thể chú ý vào sự phồng xẹp của bụng theo 3 giai đoạn: bắt đầu phồng lên – đang phồng lên – phồng lên xong; bắt đầu xẹp xuống – đang xẹp xuống – xẹp xuống xong.
Còn một cách nữa, đó là chú ý vào một điểm ở vành trong của lỗ mũi – nơi hơi thở vào ra chạm phải. Tìm cho ra điểm đó và chuyên chú vào nó. Nên bắt đầu bằng ba hơi thở thật sâu, có dùng sức, để tạo ra tiếng động ấy, để khi buông hơi thở mà ta đang điểu khiển ra thì vẫn còn nghe tiếng khì khì nhè nhẹ của hơi thở vào ra, đó chính là hơi thở tự nhiên.
Khi đã chọn điểm cho tâm “đáp xuống” thì phải “bám chặt” ngay mà không được lơ là hay chần chừ. Đừng để bất cứ lý do gì khiến ta phải dời sự chú ý khỏi đối tượng: chuyên chú, chuyên chú và chuyên chú; liên tục, liên tục và liên tục. Không động đậy, không nhúc nhích, cứ ngồi yên đó như pho tượng. Đó là lý do tại sao muốn định tâm thật sâu thì phải cần chỗ an toàn và yên tĩnh.
Thông thường, chỉ cần, định tâm liên tục chừng 5 phút là đã có định lực, nhưng định lực này chỉ đủ để không phóng tâm, còn muốn định lực để thoát cơn cảm xúc hay dùng để ứng phó với những tác động bên ngoài xảy ra trong ngày thì phải cần ít nhất là 15-30 phút định tâm ít gián đoạn.
Tuy nhiên, phải nhớ kèm theo sự thư giãn trong suốt quá trình định tâm.
Để giữ thân không dao động trong quá trình xây dựng định tâm, ta nên ngồi thẳng lưng trên ghế hay gối tròn, thay vì đứng. Trong khi di chuyển hay làm việc thì cũng có thể thực tập định tâm nhưng chỉ tích góp thôi chứ không nhiều và sâu. Cũng nên chấp nhận, vì định tâm sâu trong lúc ấy sẽ dễ gây sự cố hay tai nạn.
Khi không thể định tâm trên một điểm thì ta cũng có thể định tâm trên một tổ hợp hay một vùng, miễn nó đang có mặt trong hiện tại và rõ ràng là được.
Mỗi cảm nhận một nụ cười
Thay vì đợi có chuyện vui mới cười thì nên thực tập nở nụ cười nhẹ nhàng bất cứ khi nào ta tỉnh thức, nhận ra mình đang sống và gắn kết sự sống.
Thấy lá rụng trước sân nhà, nắng ấm đang lên, những bàn tay làm việc cần mẫn,… cũng có thể nở nụ cười. Nghe tiếng mưa rơi lác đác, tiếng rao hàng cuối ngõ, tiếng em bé cười giòn tan, tiếng chuông điện thoại reng,… cũng có thể mỉm cười.
Ngửi thấy mùi gỗ trong căn nhà mới, mùi cơm chín tới, mùi cà phê vừa mới pha,… cũng có thể kèm theo nụ cười. Nụ cười bấy giờ đóng vai trò ghi nhận và kéo dài sự cảm nhận khi các giác quan tiếp xúc với các đối tượng xung quanh, Khi đó, không chỉ các cơ bắp trên gương mặt được tươi tỉnh mà toàn thân cũng được thư giãn theo.
Nụ cười tỉnh thức không chỉ làm tan biến tạm thời những lo lắng, muộn phiền,… mà còn đem lại ta lại gần hơn với đất trời. Sự kết nối năng lượng nhờ đó mới thực sự xảy ra.
Thực tập nụ cười tỉnh thức liên tục một thời gian, ta sẽ có thể cười mỗi khi phát hiện ra cơn giận hay bất cứ phiền não nào đó dang xuất hiện trong tâm hoặc mới vừa “bung” ra ngoài lời nói và hành động.
Sự thực tập này rất quan trọng, giúp ta không dễ bị đồng nhất với những hiện tượng xảy ra trong nhất thời, lùi lại một bước để quan sát mà không “ban” cho chúng quyền lực, sự thao túng.
“Ta nhìn thấy người rồi, phiền não ơi!” và nụ cười tươi tỉnh kèm theo là thể hiện “sức mạnh bên trong” không nhỏ. Phiền não có biến đi hay không dĩ nhiên còn tùy vào khả năng duy trì nụ cười hay một số kỹ năng khác.
Nụ cười ban đầu thường là nụ cười của ý chí, tức là cố gắng cười, đối với những đối tượng mang lại cảm giác tương đối khó “nuốt”. Không sao, cứ cười, nhưng nhớ quan sát thái độ khi cười và nhất là tìm hiểu giá trị đích thực của đối tượng đang tiếp xúc. Rồi một lúc nào đó sẽ có được nụ cười tự nhiên, tự do.
Kate Nguyễn (Theo thầy Minh Niệm)