Từ Bi là gì?

Mau Mo da don Tam Son dep

Từ Bi là gì? Từ nghĩa là mang an vui cho tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ hết nỗi khổ cho muôn loài. Từ Bi là tình yêu thương vô điều kiện, rộng lớn không ngằn mé, là diệu pháp diệt trừ khổ đau, khiến cho vạn vật đều lìa khổ được vui. Đức Phật dạy: “Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc; Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ”. Nghĩa là Từ cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu đời của người có lòng từ bi. Cái khổ và cái vui nói ở đây không chỉ là khổ và vui vật chất mà còn cả khổ và vui tinh thần.

Lăng mộ bằng đá xanh đen tự nhiên, chất lượng cao, không bị thấm, ngấm nước, có hoa văn sắc nét, tinh tế và đẳng cấp hiện nay.
Lăng mộ bằng đá xanh đen tự nhiên, chất lượng cao, không bị thấm, ngấm nước, có hoa văn sắc nét, tinh tế và đẳng cấp hiện nay.

Hết khổ và được vui là mong ước căn bản của muôn loài. Được một phần vui tức vơi một phần khổ, gọi là trong Từ có Bi. Trái lại, khi bớt khổ một phần nào, tức là đã được vui một phần ấy, như thế là trong Bi có Từ. Vậy Từ Bi là một lòng thương rộng lớn vô biên. Nó xui khiến người ta vận dụng tất cả khả năng và phương tiện để làm cho mọi người, mọi vật, thoát khổ được vui.

Diệu dụng của Từ Bi

Từ Bi là thuốc đặc trị dùng để đối trị tâm Sân giận. Trong các nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình và cho người, tánh nóng giận là một nguyên nhân lớn. Từ vô thỉ đến nay sự xây dựng của loài người lớn lao vô kể, nhưng sự phá hoại vì lòng giận dữ của họ, cũng lớn lao vô cùng. Loài người xây rồi phá, phá rồi xây, chẳng khác gì những đứa trẻ xây lâu đài trên cát, xây xong đập đi, đập đi rồi xây lại…Nguyên nhân của sự phá hoại ấy chủ yếu là nóng giận.

Sự nóng giận nho nhỏ trong nhà giữa vợ chồng làm đổ vỡ chén bát; Sự nóng giận giữa anh em làm u đầu sưng trán; Sự nóng giận giữa bạn bè làm đoạn tuyệt mối tâm giao; Sự nóng giận của ghen tuông dẫn đến thảm kịch nơi lưỡi dao, mũi súng hay lọ a xít…Còn sự nóng giận lớn giữa nước này với nước kia, màu da này với màu da nọ, chủ nghĩa này với chủ nghĩa kia…Khiến thây ma ngổn ngang trên bãi chiến trường; Khiến người tật nguyền trong các bệnh viện, khiến khăn tang trắng trên đầu các cô nhi quả phụ…

Tất cả những tai họa trên đều do sân hận mà ra. Sân hận nằm sẵn trong lòng mỗi người, như những ngọn lửa âm ỉ cháy, như những thùng thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất luận lúc nào. Lửa gặp lửa, thuốc súng gặp thuốc súng…chúng sanh trôi lăn trong biển khổ vô biên. Hành tướng của sân giận kinh khủng như thế đó!

*

Ngoài đời là thế, còn với người học Phật thì sao? Chư Tổ dạy: Trong các phiền não, duy có sân hận tướng trạng rất thô bạo, phá hoại hành giả mạnh mẽ nhứt. Nên người xưa đã bảo: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai.” Câu này có nghĩa: Khi khởi một niệm giận hờn, tức đã mở muôn ngàn cửa chướng ngại.

Chẳng hạn như lúc đang niệm Phật, ta chợt tưởng đến người ngoài bạc ác khắc nghiệt xấu xa, đối đãi với mình nhiều điều không tốt; Hoặc nhớ việc người thân cận phản phúc gây rối làm khổ mình, liền buồn giận bức rức không an. Từ nơi tâm trạng đó, miệng tuy niệm Phật, nhưng lòng phiền muộn, vọng tưởng sôi nổi. Có người bỏ chuỗi thôi niệm, xuống nằm gác tay suy nghĩ vẫn vơ. Có kẻ lại buồn tức đến quên ăn bỏ ngủ, muốn gặp ngay người đó la hét một hồi, hoặc tìm cách trả thù cho đã giận. Tâm niệm sân hận nó phá hại người tu đến như thế.

Thanh Tịnh nghĩa là gì?

Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng từ bi.

Kinh Pháp Hoa nói: “Lấy đại từ bi làm nhà, nhu hòa nhẫn nhục làm áo giáp, tất cả pháp Không làm tòa ngồi.” Phải nghĩ rằng: Ta cùng chúng sanh đồng là phàm phu chìm trong biển khổ sanh tử, tất cả đều do nghiệp phiền não, mà phiền não vốn hư huyễn không có thật.

Như một niệm sân hận, trước khi chưa khởi nó từ đâu đến, lúc tan rồi lại đi về đâu? Khi giận hờn ta tự làm khổ cho ta trước, vì đã nổi lửa phiền não thiêu đốt lấy mình, mà cũng không thể cải hóa làm lợi lạc chi cho người. Như thế có phải là si mê vô ích chăng?

*

Lại nên nghĩ: người có hành động xấu làm tổn hại cho ta, kẻ đó vì mê muội đã gây nhân ác tất phải chịu quả khổ. Họ đáng thương hơn là đáng giận. Bởi nếu sáng suốt biết rõ lẽ tội phước, tất không khi nào lại dám làm điều ấy. Ta là Phật tử, phải áp dụng giáo lý đức Thế Tôn để tự cởi mở sự ràng buộc oan trái cho mình. Vì mục đích tu hành là cầu sự giải thoát an vui, chớ không phải tìm lối khổ. Đối với hành động tàn hại đó, ta phải xót thương tha thứ. Phải nhu hòa nhẫn chịu và xem mọi việc đều hư huyễn không không.

Nên nhớ lời cổ nhơn: “Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đức. Muốn hành Bồ Tát đạo, giữ thân tâm nhẫn nhục.” Từ bi là nước tịnh mát mẻ, rưới tắt lửa phiền não. Nhẫn nhục là áo giáp bền chắc ngăn tất cả mũi tên độc. Pháp không là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Biết dùng ba điều này để dứt trừ sân hận, tức đã vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai vậy.( Niệm Phật Thập Yếu)

Một số mẫu Mộ đá đẹp phổ biến hiện nay tại các khu lăng mộ như: Mộ tam sơn đơn; mộ đôi; mộ theo mẫu hiện đại; mộ đá tròn nguyên khối; mộ công giáo,... Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, phong tục văn hóa vùng miền mà thiết kế Mộ đá cho phù hợp.
Một số mẫu Mộ đá đẹp phổ biến hiện nay tại các khu lăng mộ như: Mộ tam sơn đơn; mộ đôi; mộ theo mẫu hiện đại; mộ đá tròn nguyên khối; mộ công giáo,… Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, phong tục văn hóa vùng miền mà thiết kế Mộ đá cho phù hợp.

Hiểu đúng về Từ Bi

Nên nhận rõ Từ Bi khác với ái kiến. Ái kiến là lòng thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết quả bị sợi giây tình ái buộc ràng. Từ bi là lòng xót thương cứu độ, mà lìa tướng, không phân biệt chấp trước; Tâm này thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng.

Từ là cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho tất cả mọi loài. Chúng ta đã biết Phật dùng hai chữ “chúng sinh” là để chỉ cho tất cả mọi sinh vật. Vậy Từ là cho vui tất cả mọi sinh vật, chứ không phải riêng cho loài người. Tất cả mọi vật có sự sống đều được chung hưởng tình thương ấy. Còn Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho chúng sinh. Diệt khổ ở đây là nhổ tận gốc rễ của cái khổ chứ không phải chỉ thoa dịu cái quả khổ trong hiện tại.

Người có lòng Bi là vừa thoa dịu vết thương đau khổ trong hiện tại và vừa chữa cho khỏi nguyên nhân hay gây ra đau khổ. Như người làm vườn, muốn nhổ hết cỏ ắt phải nhổ cho hết gốc rễ. Như thế thì Từ bi, về phương diện không gian, bao gồm tất cả mọi loài, còn về phương diện thời gian, bao gồm tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ý nghĩa của Từ Bi 

Phật dạy không được sát sinh người mà cả muôn loài vật nữa. Người Phật tử chân chính triệt để tuân theo lời Phật dạy: Không giết hại sinh vật để ăn và cũng không giết hại sinh vật trong các cuộc săn bắn hay câu cá để mua vui.

Ngày xưa, các vị Tỳ kheo trước khi uống nước ao hồ, phải dùng một cái lọc để lọc nước. Như thế vừa hợp vệ sinh, vừa tránh khỏi sát sinh những sanh vật nhỏ ở trong nước. Mỗi khi vào cầu, những người tu hành phải gõ xuống đất ba tiếng, để cho những sinh vật dưới cầu biết mà tránh trước. Những cử chỉ ấy mặc dù nhỏ nhặt, những đã thể hiện được một cách chân thành lòng từ bi của người Phật tử chân chính.

Chính nhờ lòng từ bi ấy mà cuộc đời bớt tàn khốc, người và vật không còn sát hại nhau. Nhưng nếu chỉ cho vui và diệt khổ trong hiện tiền mà không nghĩ đến cho vui và diệt khổ trong tương lai thì cũng chưa gọi là Từ bi. Bởi thế, cần phải gây nhân vui và diệt nhân khổ. Nhân vui và nhân khổ ở đâu mà có? Trong kinh thường dạy: Khổ do nghiệp, nghiệp do hoặc. Hoặc tức là phiền não. Phiền não đều ở trong tâm mỗi chúng ta. Tâm nguồn gốc của mọi hành động, của mọi kết quả. Vậy thì quả khổ hay vui chỉ do tâm cả.

*

Tâm chúng sinh đầy rẫy phiền não tật xấu, dung chứa vô số hạt giống cay chua, đắng độc. Dĩ nhiên, những mầm mống ấy sẽ trổ ra những quả khổ gian lao. Bởi thế đạo Phật chú trọng tu tâm, dưỡng tánh cho chính mình và người. Muốn cứu khổ cho thật tình, chẳng những lo cứu khổ quả, mà còn phải trừ nhân khổ cho sớm. Thế mới đúng như định nghĩa đã nói ở trên về chữ Bi (Bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ).

Chẳng hạn, muốn một người nào khỏi bị cái khổ tù đày, lao lý, bắt bớ, hành hạ… Ta phải dạy họ đừng tham lam, trộm cướp; Hoặc dạy họ biết bố thí và quý trọng của cải của người.

Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự chia rẽ, sát hại, thù hằn…Ta phải dạy họ đừng sân mà cần phải biết nhu hòa, nhẫn nhục.

Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự ngu si, bị bóc lột, khinh hèn…Ta phải dạy cho họ được sáng suốt, giác ngộ cảnh đời. Khi họ hiểu rồi, tất tự biết làm lành lánh ác để được an vui.

Muốn cho sự nghiệp lợi tha này được hoàn toàn, người tu hạnh Từ bi, còn có bổn phận phải chỉ bảo cho người chung quanh những phương pháp tu hành cho có hiệu quả. Như niệm Phật, tham thiền, trì chú… để cho tâm địa của họ được tăng trưởng công đức lành.

Phương Pháp Quán Từ Bi

Chúng ta đã thấy được giá trị tốt đẹp và lớn lao của từ bi. Vậy “làm thế nào để huân tập được lòng từ bi”? Một trong những phương pháp hiệu nghiệm để huấn tập được lòng từ bi là “quán từ bi”. Quán Từ bi có ba từng bậc thấp cao, tùy theo căn cơ của ba hạng tu hành:

Mộ đá là hạng mục quan trọng nhất trong Khu Lăng mộ, được Đá mỹ nghệ Quang Trung tư vấn, lựa chọn kích thước, loại đá, chất liệu hoa văn phù hợp, phong thủy nhất.
Mộ đá là hạng mục quan trọng nhất trong Khu Lăng mộ, được Đá mỹ nghệ Quang Trung tư vấn, lựa chọn kích thước, loại đá, chất liệu hoa văn phù hợp, phong thủy nhất.

Pháp Quán Từ Bi: 1. Chúng sinh duyên từ

Pháp quán này thường dành cho hạng tu Tiểu Thừa thực hành. Chúng sinh duyên từ, nghĩa là lòng từ bi do quán sát cảnh khổ của chúng sinh mà phát khởi. Chúng sinh tức là muốn nói đến những hạng còn đang say mê, chìm đắm trong bể khổ sanh tử, còn đang trói mình trong vòng phiền não nhiễm ô.

Như loài Địa ngục bị hình phạt đủ điều. Loài Ngạ quỷ bị đói rách bứt bách. Loài súc sanh bị cảnh dao thớt hành hình, loài  A Tu La đấu tranh, chém giết. Ðến như chúng sinh ở cõi Trời tuy vui thú, nhưng vẫn còn bị ngũ suy tướng hiện. Hết phước vẫn luân hồi, đọa lạc như thường. Hơn hết là loài người, cũng chịu không biết bao nhiêu là cảnh khổ: Từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến đoàn thể. Nhất là đối luật vô thường: Sanh, già, bịnh, chết, chưa một ai thoát khỏi được.

Đứng trước những cảnh khổ của chúng sinh, người Phật tử phải làm như thế nào? Phải phát lòng từ bi! Nhưng làm sao cho lòng từ bi ấy được phát? Ðức Phật có dạy chúng ta phải quán sát tất cả chúng sinh trong lục đạo, mười phương đều như bà con thân thuộc. Ðây là phương pháp đầu tiên để hòa hợp với mọi chúng sinh. Dùng cảm tình mà tập quán Từ bi.

*

Trước kia, chúng ta có thói quen là cái gì ngoài “ta” thì ít khi quan tâm đến. Giờ đây, quán từ bi tức là chúng ta đã phá bỏ cái vỏ ích kỷ hẹp hòi ấy mà giác ngộ và nhận định rằng: Thế giới của loài người chúng ta đang ở như một cái nhà lớn. Là nơi sum họp và đoàn kết của đại gia đình.

Vẫn biết rằng nhân loại khác nhau về màu da, chủng tộc; Nhưng cái khác đó chẳng qua là khác về bề ngoài, chứ đã là người thì ai ai cũng có một thân hình xương thịt như nhau; Cũng đồng sợ khổ ưa vui, biết xấu biết tốt v.v…Vì thế:

Đối với người lớn tuổi, ta phải kính trọng như ông bà cha mẹ.

Người ngang hàng hay tuổi xấp xỉ, xem như anh chị em ruột thị.

Người nhỏ tuổi hơn nữa xem như con cái cháu chắt…

Rộng ra một tầng nữa, đối với chúng sinh trong lục đạo, chúng ta hãy xem như những thành phần của đại gia đình là chú, bác, cô, dì…

*

Vẫn biết rằng về hình thức, loài người khác với loài khác. Nhưng xét cho cùng, đã là chúng sinh, thì tất nhiên đồng chung một nguồn sống. Mà đã có sống thì tất nhiên đều ham sống sợ chết, đều biết cảm nỗi vui sướng và khổ đau. Gần với chúng ta nhất mà chúng ta có thể thấy, gặp và nhờ cậy được là loài súc sinh. Tuy chúng không biết nói như chúng ta, nhưng nếu chúng ta đối đãi tử tế, chúng cũng biết thương mến và trung thành với ta. Tuy không có học thức, chúng vẫn biết nghe lời ta và giúp đỡ ta trong nhiều công việc nặng nề.

Chẳng qua vì nghiệp nặng, nên đời này chúng làm súc vật, nhưng biết đâu đời trước, chúng không phải là anh em của ta? Và sau này, biết đâu chúng lại không sẽ là bà con quyến thuộc của ta? Phương pháp tu tập của Tiểu Thừa này tuy chưa phá được ngã chấp, những cũng đã mở rộng được phạm vi hẹp hòi của cái “Ngã” nhỏ và thể nhập vào cái “Ngã” to hơn là đại gia đình; Rồi từ cái “Ngã” to ấy, sẽ chuyển dần sang giai đoạn lý trí cao siêu hơn, bằng phép quán “Pháp duyên từ” sau đây.

Lăng thờ đá dùng để thờ thần linh, thổ địa và gia tiên, với các hoa văn như: Tranh tứ quý, Hạc cưỡi rùa tâm linh; Chữ Thọ đỉnh; Trúc Mai quân tử,... của các nghệ nhân ĐÁ MỸ NGHỆ QUANG TRUNG NINH BÌNH.
Lăng thờ đá dùng để thờ thần linh, thổ địa và gia tiên, với các hoa văn như: Tranh tứ quý, Hạc cưỡi rùa tâm linh; Chữ Thọ đỉnh; Trúc Mai quân tử,… của các nghệ nhân ĐÁ MỸ NGHỆ QUANG TRUNG NINH BÌNH.

Pháp Quán Từ Bi: 2. Pháp duyên từ

Pháp duyên từ là lòng từ bi do duyên “Pháp tánh” mà phát khởi. Ðây là pháp quán dành cho các bậc Trung thừa. Hành giả trong khi tu pháp môn này: Quán sát thấy tất cả chúng sinh và mình đều đồng một “pháp giới tánh”. Vậy nên khi chúng sinh đau khổ là mình đau khổ. Vì vậy hành giả khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh. Ðến địa vị này, các Ngài không còn phân biệt là nam hay nữ. Không còn quan niệm mình khác với người. Không nghĩ rằng đó là bà con quyến thuộc…Chỉ thấy mình cùng người đồng một “pháp giới tánh” mà thôi.

Bồ Tát đã nhận chúng sinh và mình đồng một bản thể, nên khi cứu khổ, không phân biệt đó là ai. Khi cứu khổ không thấy có mình cứu khổ. Chúng sinh có khổ thì Bồ Tát có Bi. Sự thông cảm tự nhiên ấy như tình thiêng liêng giữa mẹ và con, hễ có cảm là có ứng. Như tánh sốt sắng của vị y sĩ có lương tâm nhà nghề, hễ thấy bịnh thì liền trị.

Với ý nghĩa này, trong kinh Trung A Hàm có thí dụ: Trước một nạn nhân bị trúng tên độc. Ông không cần phải hỏi người ấy tên gì, ở đâu, con ai. Cũng không cần coi cây tên ấy làm bằng gì, ai bắn v.v… Sự cứu khổ cho chúng sinh, đối với các vị Bồ Tát đã chứng được “pháp duyên từ” này cũng như thế: Chỉ nhằm mục đích làm sao cho kẻ khác hết khổ được vui mà thôi.

Pháp Quán Từ Bi: 3. Vô duyên từ

Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ nên học qua hai hạng Từ Bi trên: Lòng từ bi do duyên mình với chúng sinh khổ sở mà phát ra, hay do duyên mình và chúng sinh đồng một thể tánh mà phát khởi. Còn loại từ bi thứ ba tức là “Vô duyên từ” là một loại cao siêu đặc biệt của Ðại Thừa, chúng ta chưa đủ căn cơ, trình độ tu tập. Tuy nhiên, để có một ý niệm đầy đủ về lòng từ bi, chúng ta cũng nên biết qua về loại này.

Vô duyên từ, là lòng từ bi không có tâm năng duyên và cảnh bị duyên. Không còn dụng công, không còn quan sát, đối đãi giữa mình với người. Lòng từ bi này xứng theo thể tánh chơn tâm mà tự khởi ra bao la. Trùm khắp hư không pháp giới, không thiên lệch một nơi nào. Cũng như ánh sáng mặt trời chiếu khắp cả gần xa. Không phân biệt thấp cao, không chú ý một nơi nào, chiếu soi tất cả một cách vô tư và không dụng công.

Lợi Ích Của Pháp Quán Từ Bi

Có người lo rằng nếu ai cũng Từ bi thì sẽ trở thành nhu nhược, dân tộc sẽ yếu hèn, và sự tham tàn bóc lột sẽ lừng lẫy v.v… Lo như thế là quá lo xa mà thành ra không thực tế. Từ xưa đến nay, loài người không phải khổ sở vì quá từ bi, xã hội không phải yếu hèn, đảo điên vì tình tương quá rộng lớn. Trái lại, sự đau khổ của cá nhân cũng như của đoàn thể, một phần rất lớn là do lòng người còn độc ác.

Một xã hội càng văn minh thì lòng ác độc càng bớt, tình thương càng tăng thêm. Hãy khoan lo sợ Từ bi làm cho con người mềm yếu. Chỉ nên lo sợ sự thù hằn, độc ác, không giảm, thì loài người chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Khái lược theo kinh Tăng Nhất A Hàm thì quán Từ bi sẽ được những lợi ích như sau:

  1. Khi thức hay ngủ đều được an vui.
  2. Hiện tại được nhiều người thương.
  3. Sống trong đời không bị tai nạn trộm cướp.

Thực hành pháp quán từ bi không phải chỉ để cho chúng ta cầu những quả báo lợi ích riêng cho mình. Mục đích chúng ta tu là để mình và chúng sinh trong lục đạo đều khỏi khổ được vui. Như thế, trong khi tu chúng ta sẽ:

  • Trừ được lòng sân hận độc ác.
  • Dẹp được ngã chấp hẹp hòi.
  • Ðoàn kết được với mọi người.
  • Ðời sống cá nhân và đoàn thể nhờ thế được vui vẻ, có ý nghĩa.

Quán Từ Bi: Lời kết

Từ bi là một phương thuốc trị tâm sân hận. Sân hận là đầu mối sát hại ghê ghớm, là cái chìa khóa của tất cả kho tội lỗi. Trừ được nó tức là trừ được chết chóc, và dập tắt được cái ngòi biến loạn. Nhân loại, không còn ai là cừu địch không còn có giai cấp bóc lột, đấu tranh. Ai cũng là người đáng thương, đáng giúp đỡ. Giữa người và người, giữa người và vật, sẽ có một sự liên lạc, đoàn kết mật thiết. Con người sẽ vô cùng sung sướng khi thấy xung quanh mình đều là bà con quyến thuộc, bốn biển đều là anh em và cùng chan hòa trong Phật tánh.

Mộ đá đẹp Quang Trung - Uy tín, Chất lượng, Cho cuộc sống tươi đẹp hơn!
Mộ đá đẹp Quang Trung – Uy tín, Chất lượng, Cho cuộc sống tươi đẹp hơn!
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG NINH BÌNH