ĐÁ MỸ NGHỆ QUANG TRUNG giới thiệu công trình, tư vấn, xây dựng, lắp đặt Rồng đá Thời Lý cho khu Du lịch cổng trời tại Quảng Nam. Mẫu Rồng đá bằng Đá xanh tự nhiên, nguyên khối, thiết kế theo Mẫu Rồng thời Lý, được các nghệ nhân và thợ đá lành nghề chế tác, điêu khắc một cách tinh xảo, sắc nét.
Đặt Rồng đá trắng nguyên khối cao cấp cho Đình Chùa tại Nam Định
Xây dựng Khu Lăng Mộ Đá nhà Bác Trợi diện tích 10x20m tại TT Quán Hành, Nghệ An
Rồng thời Lý
Thăng Long – nơi rồng vàng xuất hiện, cũng là nơi vương triều Lý (1010-1125) xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoàng thành, chùa, tháp mở đầu cho độc lập tự chủ của Đại Việt. Duy trì gìn giữ những biểu tượng Rồng truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc, các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo thêm vào hình tượng Rồng dựa trên giao lưu văn hóa thời nhà Hán, nhà Đường. Hình tượng Rồng hoàn chỉnh trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo). Nó thể hiện trong các hợp thể nghệ thuật đường nét uốn khúc, nhẹ nhàng, bố cục hoàn chỉnh, phong cách đơn giản. Hình tượng Rồng có kiểu dáng nhất quán, đơn giản trong tạo hình. Vì được motif đơn giản, bất kỳ hình rồng ở di tích nào dù ở cách xa nhau, dù làm vào những năm khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền, thì hình tượng con Rồng thời Lý đều có kiểu dáng và cấu trúc chung.
Đặc điểm hình tượng:
Đầu Rồng với cổ ngước cao, mắt Rồng to tròn và hơi lồi, trên lông mày kết xoắn, và trán kết xoắn, hàm trên kéo dài không cân đối với đầu, uốn, xung quanh có đao lửa. Hàm dưới kéo dài, uốn hình sin Tai nhỏ. Bờm dài bay ngược như cờ đuôi nheo. Không có sừng trông như rắn, đây là điều khác biệt so với các con rồng khác của các triều đại sau và khá tương đồng với hình tượng thuồng luồng trong văn hóa dân gian.
Chòm râu dưới cằm kết xoắn uốn lượn. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành hình vòi. Mào của Rồng hơi uốn khúc có thể được vay mượn từ hình ảnh Naga, thanh mảnh làm mất cân đối tỷ lệ đầu. Miệng rồng há rộng hứng ngọc. Môi dưới ngắn, lưỡi dài uốn lượn vươn ra đỡ lấy viên ngọc. Hai hàm có răng nanh nhọn kéo dài uốn cong liền sát mũi. (Cũng có loại đầu Rồng: cổ uốn khúc xuống rồi ngược lên).
Hình dáng thân Rồng thể hiện theo lối nhìn nghiêng, uốn lượn mềm mại (như hình giun đất uốn lượn hay còn gọi là rồng giun, rồng lãi). Các khúc uốn lượn phình to và co lại gần nhau (như hình túi phình đáy, miệng co) đặt xuôi, đặt ngược đều đặn, liên tục thu dần về đuôi. Mình Rồng tròn để trơn không có vảy. Toàn bộ thân hình Rồng nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi. Rồng Lý 4 chân có khuỷu chân dài thanh mảnh và mỗi chân đều 3 móng biểu trưng cho một xứ phiên thuộc.
Các di vật mỹ thuật thời Lý còn lại đến ngày nay không nhiều, những hình tượng Rồng còn lại ở các Chùa (như Chùa Dạm, Chùa Phật Tích, Chùa Long Đội, Chùa Chương Sơn, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Báo Ân, Chùa Linh Xứng, Chùa Sùng Nghiêm, Chùa Diên Thánh…) và mới tìm thấy thêm ở Hoàng thành Thăng Long (2000-2005) hình Rồng trên một số gốm từ buổi đầu lập đô, nhà Lý chỉ là mô típ trang trí đơn giản thiếu chau chuốt, thiếu tinh tế, thanh mảnh. Bên cạnh đó nhiều tượng, đồ gốm được trang trí đơn giản. Nội dung tư tưởng thẩm mỹ sơ khai, có ý nghĩa tín ngưỡng dân gian cổ của cư dân nông nghiệp.