Cấu tạo của cột đá và cột đồng trụ đá?
Một cột đá cơ bản thường có ba phần chân cột, thân cột và đầu cột, cụ thể như sau:
Cấu tạo cột đá gồm 3 phần: đầu cột, thân cột và chân cột
Cấu tạo cột đá gồm 3 phần: đầu cột, thân cột và chân cột
Phần đầu cột
Phần đầu cột cũng là phần được mọi người rất quan tâm. Đầu cột thường có tỉ lệ cân đối với hai phần còn lại với độ dày khoảng 15cm. Thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen và được trang trí thêm nghê hoặc chim dành dành ở bốn góc.
Riêng đối với cột đồng trụ đá (sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở bên dưới) sẽ có cấu tạo phức tạp hơn gồm tảng, thân, bóng, đao, bát, quả dành dành, nghê, búp sen hoặc đèn…
Thiết kế Cột đá Nhà thờ họ, Cột đồng trụ đá, Chiếu đá, Bậc thềm đá đẹp
Phần thân cột
Phần thân cột thì thường có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của công trình. Đặc biệt là trên thân cột thường được điêu khắc các hoạ tiết tinh xảo phù hợp với ý nghĩa của cả kiến trúc.
Các hoạ tiết đó có thể là các văn tự cổ, thơ đối, bộ tứ linh, tứ quý… Hoặc các hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như đài sen của Phật hay Thánh giá của Đạo Công Giáo.
Hầu hết cột đá đều được điêu khắc theo lối đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hẳn lên được đường nét, hình khối của hoa văn. Đó cũng là tài hoa của những nghệ nhân làm đá mà không phải ai cũng có thể làm được.
Phần chân cột đá
Giống như móng nhà hay rễ cây, phần chân cột (hay còn gọi là chân tảng đá, đá kê chân cột, đá tảng kê cột, đế kê cột) có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột.
Vì vậy mà chân cột thông thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng và chịu lực tốt hơn.
Phần đá tảng kê cột thường được làm rất cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ. Các chân tảng đá thành phẩm phải chắc chắn, có vai rộng, nhìn cân đối, vững chãi.
Phần chân cột cũng chia ra phần trên và phần dưới. Phần trên của đế thường được khắc lá bồ đề còn phần dưới thì khắc hoạ tiết cánh sen.
Hai hoạ tiết lá bồ đề và cánh hoa sen là những vật tượng trưng cho sự trong sạch, thiện lương. Như lời nhắn nhủ của ông cha ta rằng đó là hai đức tính quan trọng của người Việt và cũng là cội nguồn của những điều tốt đẹp.
Thông thường chân cột có hai loại là Tảng Bồng Đá và Tảng Bánh Giầy.
Với loại Tảng Bồng Đá thì đế có chiều cao từ 30 đến 55cm. Đây cũng là loại tảng đá được nhiều người chọn vì độ chắc chắn và uy phong của nó. Tảng Bồng Đá sẽ gồm chỉ nạm ở trên, quả bồng ở giữa và phần chân cột bên dưới.
Tảng Bánh Giầy thì trông giống như một cái bánh giầy tròn dẹp.
Vì vậy loại này chỉ phù hợp với các cột thấp không yêu cầu đế quá chắc chắn. Nhưng khi thi công tại công trình Tảng Bánh Giầy nhìn cũng rất cân đối và chắc khỏe.
Tảng Bánh Giầy thường được cách điệu thành hình hoa sen để trông đẹp mắt hơn.
Kích thước cột đá & Cách lựa chọn kích thước chuẩn phong thủy
Đối với các công trình lớn cần thể hiện sự uy nghiêm như đình chùa, nhà thờ tổ tiên thì cần cột có độ vững chắc nên kích thước tiêu chuẩn thường là tổng cao 261cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm.
Đối với các cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa hoặc cột nhà xây dựng theo lối phong thuỷ thước Lỗ Ban mong muốn ấm no, may mắn cho gia đình thì có thể chọn kích thước tổng cao 259cm, than vuông 30×30, đế 45x45cm.
Với các công trình nhỏ hơn như gia đình thì kích thước 208cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm là hợp lý và đủ chắc chắn.
Lựa chọn hoa văn trên cột đá
Dù là thời buổi công nghệ hiện đại, thế nhưng các hoa văn trên cột đá vẫn được người thợ chạm khắc một cách thủ công, tỉ mỉ đến từng chi tiết và hoàn hảo đến từng đường nét.
Nên cho dù là phương pháp thủ công nhưng các hoa văn trên cột không những tinh xảo đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa tinh thần.
Thiết kế Cột đá, Bậc thềm đá, Cuốn thư đá cho Nhà thờ họ Phạm
Mẫu cột đá đẹp khắc hoa văn tuỳ thuộc theo tín ngưỡng tôn giáo
Khác với các nước phương Tây thường ít chạm trổ lên cột mà để màu và hoa văn tự nhiên của đá nguyên khối, người Việt thường thêm thắt nhiều hoạ tiết đặc sắc lên cho các cột của mình.
Hoa văn trên cột đá thường được gia chủ rất để tâm từ khâu lựa chọn đến lúc thi công sao cho phù hợp cả về tinh thần chung của công trình và phong thuỷ.
Thường thì các hoa văn sẽ được lựa chọn theo phong tục tập quán, văn hóa vùng miền hoặc tôn giáo.
Ví dụ như đối với Phật giáo thì các hoa văn thông dụng bao gồm Tứ linh (Long, Lân Quy, Phượng), Tứ quý (Mai , Cúc, Trúc, Tùng), Hoa sen, Câu đối chữ Hán, chữ Nôm.
Còn đối với Thiên Chúa Giáo thì các hoa văn thường thấy trên cột sẽ là dây nho, Thánh giá, Chén Thánh…