Khách tham quan có dịp về thăm Làng nghề Đá mỹ nghệ truyền thống đã tồn tại gần 500 năm Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình… không thể không dừng chân trước những sản phẩm điêu khắc Đá mỹ nghệ như: Cột đá, Cổng đá, Tượng phật đá, Cuốn thư đá, Con giống đá, đặc biệt là những ngôi mộ đá cải táng. Mộ đá có rất nhiều loại và hình dáng, hoa văn, kích thước khác nhau. Mộ đá cũng được chế tác từ các loại đá khác nhau như: đá xanh Thanh Hóa, đá xanh rêu cao cấp, đá trắng Yên Bái, đá vàng nguyên khối…Mộ bằng đá dùng để chôn cất cho người khi mất hay dùng để cải táng cho người đã mất. Vậy cải táng là gì? chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cụ thể hơn về cải táng.
MỘ ĐÁ ĐẸP
Cải táng là lấy cốt của người chết đã chôn cất đem về nơi khác. Có nhiều lý do để cải táng: hoặc theo tập tục của người địa phương người chết chôn đã được 3 năm là phải di dời về nghĩa trang cố định. Hoặc vì nhà nghèo phải sống xa xứ, khi thân nhân chết không tìm được đất tốt để chôn, khi đã ăn nên làm ra về lại cố hương không nỡ để hài cốt hiu quạnh nên phải mang về. Hoặc khi chết vì bệnh phải chôn vội vàng. Hoặc muốn tìm cầu phú quý mà nghe theo lời tướng số. Hoặc trong nhà xảy ra những điều bất tường thường xuyên như gặp tai nạn có người điên cuồng, hỏa tai, chết chóc, mất của, kiện tụng,… Hoặc mộ cũ nay đã thành đường đi, trên nấm mộ cỏ mọc héo úa. Hoặc khu đã chôn người chết phải giải tỏa. Hoặc khi chết mỗi người chôn mỗi nơi do vì điều kiện sinh hoạt nay muốn tập trung vào chung nghĩa trang với gia đình,…
LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
Nhưng không phải các trường hợp trên đều được cải táng. Khi phần mộ đào lên thấy có rắn vàng xuất hiện gọi là có “long xà khí vật” ấy là điềm tốt. Lúc mở nắp quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quít gọi là “đất kết” ấy là điều kiết tường. Huyệt mộ khô ráo, hơi đất trong lòng mộ ấm áp hoặc có nước đọng lại thành giọt như sữa ấy là điều quý. Mộ lâu ngày không được vun đắp mà tự nhiên có mối đùn lên cao ấy là điềm cháu con sẽ gặp hưng thịnh,… Những trường hợp này không cải táng mà phải giữ nguyên tại chỗ, nếu động đến sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cháu.
Mộ của người mới chết gọi là hung tán, thường đắp theo hình vuông hay hình chữ nhật. Khi cải táng gọi là cát táng, mộ được đắp theo hình tròn. Việc cải táng cũng phải được coi ngày, coi tuổi thích hợp. Phải là người trong giòng họ đứng ra làm chủ chứ không được vì không ai được tuổi mà nhờ người ngoài như việc cất nhà mới. Xương cốt từ mộ lấy lên phải thật cẩn thận, lau rửa bằng nước vị hương, sắp đặt ngay ngắn vào chiếc tiểu sành hay chiếc quánh (quan tài nhỏ) đậy nắp lại thật kín đáo. Có nhiều khi người chết chôn đã lâu năm chỉ còn lại vết tích in trên đất đen nên đành phải lấy đất ấy cho vào quánh thay hài cốt. Tiểu sành hay quánh đựng hài cốt phải được đưa ngay ra phần huyệt mộ mới, dù là ai cũng không được mang vào nhà vì sợ gặp phải điều xui xẻo. Người ngoài giòng họ không được lấy cốt đem về nghĩa trang thân tộc vì như thế là mang “xương tàn cốt rụi về nhà ấy là điều tối kỵ”
Nghệ nhân Quang Trung!