“Đốt vía” sau khi đi dự đám tang
Có nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên “đốt vía” sau khi tham dự tang lễ hay không. Một số người cho rằng đây chỉ là hành động mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học. Còn theo quan niệm dân gian thì sau khi đi đám tang về hay đi tới những nơi có âm khí mạnh cần phải xông hơi hay “đốt vía”.
Qua quá trình tìm hiểu, người ta cho rằng những cách thức giải trừ tà khí của các cụ từ xa xưa truyền lại hoàn toàn không chỉ là mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học hẳn hoi.
Thực chất, nhiều người hay nói đám tang là nơi nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn. Vì khi sự sống của con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị ngưng lại, cơ thể mất dần nhiệt độ, trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế. Trong quá trình này, môi trường của thi thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và phát tán vào không khí với tốc độ nhanh chóng. Vì thế người có sức khỏe yếu đi dự tang lễ về thường hay bệnh là do sức đề kháng yếu, bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bệnh đang mắc phải càng trầm trọng hơn.
Như vậy việc “đốt vía” bằng cách đốt than, vỏ bưởi và bồ kết là hoàn toàn có tác dụng. Bởi khi đó hơi nóng của than và tinh dầu từ vỏ bưởi, bồ kết có thể giúp sát khuẩn, làm sạch môi trường và giảm khả năng lây nhiễm.
Tùy từng địa phương mà việc xông hơi “đốt vía” có phần khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người hoặc bước qua đống lửa là được, có nơi cầu kỳ hơn thì phải đốt vỏ bưởi và bồ kết/muối để xông hơi. Ngoài ra có thể đun 1 nồi nước gồm: lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả để hơi nóng và mùi thơm xua tan khí lạnh.
Ở nhiều nơi tổ chức tang lễ, người ta cũng dùng cách này để trừ uế khí. Ở trước cửa nhà tang lễ hay nhà có đám tang thường sẽ đặt 1 lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết liên tục trong thời gian cử hành tang lễ.
Nhiều người còn có thói quen bôi dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi dự tang lễ để xua đi tà khí. Kỳ thực tinh dầu từ những thứ này cũng có tác dụng diệt khuẩn, làm nóng cơ thể, phần nào có thể tránh không bị nhiễm khuẩn, giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đang phát tán trong không khí.
Đi đám tang về nên tắm rửa sạch sẽ
Nhiều người cho rằng quần áo mặc khi đi dự tang lễ về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe vì thế bắt buộc phải thay ra. Theo khoa học thì đám tang là nơi có nhiều vi khuẩn, lại đông người tụ họp, có thể có bệnh truyền nhiễm trong không khí, thế nên đi dự tang lễ về cần tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ. Cẩn thận hơn thì có thể dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô hay vỏ bưởi, vỏ quế để làm nước xong hơi hoặc tắm.
Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể và sát khuẩn.
Đi đám tang về nên hạn chế tiếp xúc với ai?
Sau khi tham dự tang lễ thì những loại vi khuẩn tại tang lễ có thể theo bạn về nhà. Vì thế, sau khi dự đám tang về cần xông hơi, tắm rửa sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đặc biệt, nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới thì tuyệt đối không được tiếp xúc với người có sức đề kháng yêu như người đang bị bệnh, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai để tranh lây truyền mầm bệnh cho họ.
ÂM KHÍ LÀ GÌ? Ở ĐÂU HAY CÓ ÂM KHÍ?
Ai cũng từng một lần đi viếng đám tang, nhưng có ai để ý điều này không? Đó là vấn đề “Âm khí giới nhập”, nói theo các thầy là trọc khí, những khí xấu tồn đọng hay phát sinh từ bệnh nhân, bệnh viện, nhà xác, người chết, nghĩa địa, bãi rác, mương cống, nơi bị ô nhiễm nặng nề…, tất cả những khí độc nơi này là trọc khí, uế khí hay tử khí, đều được gọi là âm khí.
Khi đi đến các khu vực này, do âm khí phát tác nên người ta dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là những người thể trạng kém, đang có bệnh nhẹ hoặc nặng, cấp hoặc mãn, già cả…đều có thể bị nhiễm.
Do vậy, việc kiêng kỵ trong dân gian đã từ lâu lưu truyền đều có lý.
NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĐI VIẾNG ĐÁM MA?
Ở những nơi như thế, tuyệt tối các đối tượng sau đây không nên đi đến:
- Phụ nữ đang có thai
- Phụ nữ cho con bú
- Trẻ nhỏ
- Người già yếu
- Người đang có bệnh cấp tính hoặc mãn tính
- Người đang đau mắt, cảm mạo, đau khớp.
- Người bị ung thư
Nếu bắt buộc phải đi, thì cần làm như sau:
- – Hạn chế hoặc không ăn hay uống gì nơi đó.
- – Không nên uống nước trà ở đám ma, vì trà có tính hút khí ẩm và âm khí rất mạnh. Nếu uống thì chỉ nên uống nước lọc.
CÁCH TRÁNH NHIỄM SÀI LẠNH ĐÁM MA?
- Vo dập lá trầu rồi nhét lỗ mũi khi đi đám hoặc dán vào rốn.
- Hoặc khi đến đó lấy 1-2 lá trầu không vò nát để trong túi áo, hoặc xoa lên chân tay, mặt. …
- Uống một chung rượu mạnh và ngậm một miếng gừng.
- Pha nước trà gừng cho một chút quế chi vô, uống một vài ly trước khi đi.
Các bài trên đều có tác dụng tăng dương khí và giải cảm trừ hàn, giải biểu để ngăn nhiễm âm khí.
Khu Lăng mộ đá ĐẸP, băm bạt cao cấp Họ Võ tại Ninh Bình 8.17×15.7m
7 điều kiêng kỵ trong đám tang, đừng phạm phải kẻo rước họa vào thân
Biết những điều kiêng kỵ khi đi đám tang mà tránh không có ngày bỗng dưng mang bệnh tật, xui xẻo vô người đó.
Đám tang là nơi âm khí rất nặng, lại là nơi đông người cho nên chúng ta cần cẩn trọng. Theo kinh nghiệm dân gian và phong thủy khuyên có những việc tuyệt đối không nên phạm phải khi đi đám ma. Đây không hề là sự mê tín, cổ hủ mà là tục lệ mọi người ạ, chúng ta hãy đọc để BIẾT và NHỚ, đừng vì sự thiếu hiểu biết của mình mà đắc kính với người đã khuất, rồi làm tổn hại đến phúc khí, sức khỏe và danh dự của bản thân.
1. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng đi viếng đám tang
Mọi người nên biết rằng những người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt độ của người bình thường. Do vậy, dân gian thường khuyên những người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên đi viếng đám ma vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.
Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.
Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.
Lắp đặt Khu lăng mộ đá xanh rêu cho Anh Sỹ xã Cam Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
2. Không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang
Trong buổi tang lễ, ngoài việc người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã nếu có đám cưới bên cạnh, thì người đi viếng cũng lưu ý để chế độ điện thoại nhỏ để tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn kẻo làm mất tính trang nghiêm của đám tang, ảnh hưởng đến tâm trạng đau buồn của gia quyến người đã khuất, hơn nữa còn bị đánh giá là vô duyên.
3. Không mặc lòe loẹt và cười nói ầm ĩ
Người đi viếng đám tang chỉ nên mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, trang điểm nhiều, tô son đỏ, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ mà bị đánh giá kém về tư cách và văn hóa.
4. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt người). Do vậy nếu đi đám tang kiêng đem theo chó, mèo kẻo gặp rắc rối.
5. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống
Theo quan điểm dân gian không nên để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm, vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và người đã khuất cũng không thể an lòng xuống ‘suối vàng’. Vì vậy người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
6. Không quay đầu lại khi ra về
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu lại.
7. Khi chôn cất
Người chôn cất khi chôn cất người chết, kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống có thể bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
Xây dựng Khu Lăng Mộ Đá Đẹp tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
LƯU Ý: Sau khi đi viếng đám tang về thì nên làm một số việc sau đây
– Đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.
-Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm khí lạnh trong người.
– Nhiều người khi đi đám ma thường bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi. Quan điểm dân gian giải thích là “ma” thường rất kị với mùi tỏi. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì tỏi có tính sát trùng, bảo vệ cơ thể.
-Nhiều người trước khi đi đám cũng thường hay bôi dầu lên cơ thể. Dầu có tác dụng làm nóng cơ thể, giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn phát tán trong không khí.
– Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
ĐÁ MỸ NGHỆ QUANG TRUNG
Địa chỉ: Làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại/Zalo: 0943.628.118